Ô Nhiễm Không Khí - Kẻ Giữ Chân Covid Ở Lại

Không chỉ những năm gần đây mà đã từ rất lâu, ô nhiễm không khí chính là thứ nguyên nhân ngầm đang gặm nhấm sức khỏe con người. Điều đáng quan tâm và lưu ý hơn nữa là khi dịch bệnh Covid 19 xuất hiện, chúng giống như bạn đồng hành với nhau phá đi tất cả hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp ở người. 
Theo như WHO - Tổ Chức Y Tế Hàng Đầu Thế Giới thì WHO  mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng.

Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ đâu ?

Ô nhiễm không khí do bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay bùi lăng và các hệ khí dung thiếu pha gồm hai khối, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 10um bao gồm trò, muối, khói và những hạt vẫn được nghiền nhỏ chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định luật Stock

Ô nhiễm không khí được hình thành chủ yếu từ các hạt bụi mịn có đường kính 2.5 micron (PM 2.5), nên chúng rất dễ dàng xâm nhập vào phổi và máu của cơ thể con người gây ra các vấn đề bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Ô nhiễm không khí do chất đốt:
Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí. 

Ngoài việc cháy rừng tự nhiên, nguồn gốc của ô nhiễm không khí do chất đốt phần lớn do con người.  các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các quá trình sấy các loại nông dân, rau quả, gỗ, sau đó có thể kể đến quá trình đốt phủ rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn…

 Ô nhiễm không khí đến từ nhà máy, xí nghiệp
Phần lớn lượng khí thải độc đến từ việc các nhà máy truyền dẫn trực tiếp không khí ra ngoài. Sau quá trình sản xuất, nguồn không khí này tiếp tục lưu thông ra ngoài và dần dần góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm không khí tăng lên đáng kể.

Và vô số những lý do khác dẫn đến ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có tác động gì đến người hậu Covid?

Trong dịch Covid 19, virus Corona đã gây không ít tác hại đến sức khỏe con người. Bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp bị virus Corona cắn phá rất nhiều, đó chính là phổi. Triệu chứng viêm phổi thường bắt đầu từ tuần thứ 2 của bệnh. Các virus lúc này sẽ tấn công dồn dập vào tế bào phổi, đặc biệt là lớp tế bào Cilia. Trong khi đó, lớp tế bào này tập trung xung quanh và có nhiệm vụ bảo vệ tế bào niêm mạc.

Đó chính là lý do người nhiễm bệnh Covid 19 thường có các dấu hiệu ngoài sốt, ho, đau đầu,.. thì dấu hiệu đáng lo nhất đó là khó thở. Họ thường cảm thấy khó thở, tức ngực và rất ngộp với môi trường xung quanh. Ngay cả khi hậu Covid 19, sức khỏe cũng đáng báo động trước những bệnh hô hấp mãn tính!

Sau dịch COVID-19, người dân đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp mạn tính và cấp tính. Do hệ hô hấp là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng và đem chất ô nhiễm đi khắp cơ thể, cộng hưởng với đại dịch COVID-19, bệnh nhân có tiền sử về hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tình trở nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo một nghiên cứu, bệnh nhân COVID-19 sống ở những khu vực có nồng độ PM2.5 cao và nhiều sơn chứa chì thì có nguy cơ cao hơn phải thở máy và phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực so với những bệnh nhân sống ở những vùng lân cận ít ô nhiễm. Cụ thể, việc phơi nhiễm PM2.5 kéo dài có liên quan đến tăng 3 lần nguy cơ phải thở máy và tăng 2 lần nguy cơ phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn.

Lối đi nào cho người hậu Covid 19 khi ô nhiễm không khí vẫn còn?

Tình hình Covid đang chuyển biến phức tạp, hệ hô hấp của người đã nhiễm Covid 19 tất nhiên cũng sẽ không còn tốt như trước. Vì vậy chúng ta phải nhanh tay thực hiện một số những điều dưới đây để tránh cho sức khỏe đi xuống trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trầm trọng:

Cải thiện thói quen sinh hoạt

Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiện bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông

Bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài:
Vấn đề đeo khẩu trang có lẽ đã trở thành điều hiển nhiên khi Covid 19 xảy ra, tuy nhiên sau dịch Covid 19, mọi người có vẻ đã chủ quan rằng “sống chung với dịch” nên quên mất tác dụng của khẩu trang. Ngoài việc giúp che nắng, ngăn bụi, giảm được mùi khói xe, khí thải độc hại… đeo khẩu trang còn có 2 mục đích quan trọng khác là ngăn chặn mầm bệnh từ người bệnh không phát tán ra bên ngoài và nhằm bảo vệ chính bản thân người mang khẩu trang tránh phải một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp từ người khác

Dọn dẹp trong nhà, luôn để nguồn không khí trở nên trong lành
Hãy dọn dẹp nhà với tần suất nhiều hơn để giảm thiểu tối đa bụi bẩn bám vào các vật dụng trong nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sắm thêm máy lọc không khí tại gia để lọc sạch bụi bẩn xung quanh. Nhà là tổ ấm - đừng để nhà trở thành một nơi đầy khói bụi bạn nhé !

Đại dịch Covid vẫn chưa qua đi và ô nhiễm không khí thì vẫn hoành hành khắp nơi. Dù ở bất cứ nơi nào, hãy nhớ bảo vệ bản thân mình trước bằng những hành động nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi, chịu khó súc nước muối mỗi ngày,.. điều này không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ chính bản thân mình !!

Đọc thêm tin khác

Máy Lọc Không Khí Nào Phù Hợp Với Nhà Ở Chung Cư?

  • Tác giả: Huyền Trang
  • 09/03/20230 nhận xét

 Nếu bạn đang thắc mắc: Liệu ở chung cư trên cao thì không khí có bớt ô nhiễm được không? Câu trả lời là hoàn toàn không, vì dù ở bất cứ nơi nào cũng sẽ phải tiếp xúc với không khí bên ngoài đi vào. Bụi trong không khí thường tồn tại lơ lửng và không thể quan sát...

Xem thêm

8/3 Tặng Chị Em Phụ Nữ Máy Lọc Không Khí - Tại Sao Không?

  • Tác giả: Huyền Trang
  • 05/03/20230 nhận xét

Nếu 14.2 là ngày bạn thể hiện tình yêu đối với vợ, người yêu mình thì 8.3 sẽ là một dịp đặc biệt để bạn thể hiện sự biết ơn và trân trọng dành cho mẹ, bà,.. những người phụ nữ mà bạn luôn yêu thương. Sẽ ít có món quà nào đặc biệt và giá trị khi bạn tặng...

Xem thêm

Báo Động: Dấu Hiệu Ô Nhiễm Không Khí Tại Nhà

  • Tác giả: Huyền Trang
  • 03/03/20230 nhận xét

Chỉ số AQI (chỉ số báo động liên quan đến chất lượng không khí) tại Hà Nội hiện được cập nhật đã chạm đến con số 181, một con số cực kỳ cao và đáng báo động. Thế nhưng, điều đáng quan tâm hơn nữa là nếu bạn sử dụng máy đo chất lượng không khí tại nhà thì chỉ...

Xem thêm
Chatbox